Du hồn là đi, quy hồn là quay trở về. Trong bát quái có bàn về du hồn và quy hồn, nguồn gốc là quẻ của 8 cung biến. Ví dụ quẻ thứ 6 của cung Kiện là “bóc”, cũng tức là hào thức 5 của quẻ “quan” biến thành quẻ “bóc”, hào thế ở ngôi thứ 5 này. Lần biến thứ sáu không biến hướng lên mà lại hướng xuống, tức là hào bôn của quẻ “bóc” biến thành quẻ “tấn”. Sự biến trở xuống này gọi là: “du”, tức là quẻ “du hồn”. Lần biến thứ bảy này là đem hào ba của quẻ nội của quẻ “tấn” từ âm biến thành dương nên gọi là tìm hồn. Quẻ “du hồn” là quẻ thứ bảy của mới cung: thủy địa tấn, lôi sơn tiểu hóa, thiên thủy tụng, trạch phong đại quá, sơn lôi di, địa hỏa minh di, phong trạch trung phù, thủy thiên nhu.
Du hồn –Qui hồn
Quẻ quy hồn là quẻ thứ tám của mới cung. Đó là: hỏa thiên đại hữu, lôi trạch quy muội, thiên hỏa đồng nhân, trạch lôi tùy, sơn phong cô, địa thủy sư, phong sơn tiệm, thủy địa tỷ.
Các quẻ du hồn và quy hồn trong sách cổ bàn đến không nhiều cho nên lúc đoán rất ít gặp. Trong sách “Tăng sang bốc dịch” có nói: “Du hồn là đi ngàn dặm, tôi đi việc này muốn lâu nhưng gặp quẻ du hồn thi không thể đi được lâu, tâm bất định, thay đổi bất thường”. Quẻ quy hồn là người đi không được xa, nếu đoán cho sự việc thì có thể đoán ngược với quẻ quy hồn. Đoán thân mạng ma gặp quẻ du hồn là chở ở không yên; đoán người đi xa gặp quẻ du hồn là lúc đi lúc dừng lại bất định, đoán về nhà cửa thay đổi luôn, đoán về mở mả là mở không yên.
Dã Hạc giải thích quẻ du hồn, quy hồn như sau: “Phải lấy dụng thần làm chủ, sau đó mới tham khảo du hồn hay quy hồn. Nếu bở qua dụng thần sẽ đoán sai”. Điểm đó rất chính xác.
No comments:
Post a Comment